I. PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI & TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI

A. ĐỊNH NGHĨA

Phương pháp hàng đội là phương pháp huấn luyện, chia đoàn ra thành Đội, đơn vị căn bản của Phong Trào. Đây là cách trao trách nhiệm cho đội trưởng. Dùng đội trưởng để thi hành các lệnh, và đội trưởng được quyền dùng các cách để thực hiện với sự giúp đỡ của đội phó và đội viên . 

 

B. MỤC ĐÍCH

Phương pháp hàng đội giúp đoàn sinh tự phát triển tài năng, năng khiếu và học biết cách điều khiển. 

• Hàng đội tự trị. Tự mình điều khiển. Huynh trưởng chỉ là hậu thuẫn

• Giáo dục lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau.

• Tạo tinh thần đoàn kết, xây dựng và hợp tác với nhau.

• Tạo cơ hội phát huy khả năng.

• Tạo tinh thần hiểu biết trách nhiệm của mình.

• Tạo tinh thần làm việc tự nguyện và kỷ luật, không gò ép. 

 

C.  HỆ THỐNG TỔ CHỨC TỪ ĐOÀN XUỐNG ĐỘI

1. Đoàn Thiếu Nhi có 4 ngành: Chiên Con, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ. 

2. Ngành Chiên Con, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ chia thành các Chi Đoàn ngành.

3. Chi Đoàn ngành Chiên Con, Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sĩ chia thành các đội. Một chi đoàn có từ 6 đến 12 đội.

 

D. TỔ CHỨC ĐỘI

  Đội là đơn vị căn bản nhất của phong trào, là một nhóm từ 6 đến 11 em cùng phái tính, cùng lứa tuổi, cùng trình độ hiểu biết, liên kết với nhau để sinh hoạt, học tập, sống chung luật Chúa và luật Giáo Hội.

  Đội có thể ví như một thân thể hay một gia đình, bởi vì mỗi người trong đội phải biết thương yêu nhau, phải tích cực tham gia các hoạt động thì đội mới tiến được.

  Mỗi người trong đội được chia một chức vụ vì mỗi người có khả năng riêng; hơn nữa một người không thể làm được hết tất cả mọi công việc trong đội được.

  Những chức vụ trong đội gồm có: Đội trưởng, đội phó, thư ký, thủ quỹ và nhiều chức vụ khác nữa (liên lạc, quản trò, quản ca, y tá, đầu bếp, kỹ thuật).

 

E. NHIỆM VỤ TRONG ĐỘI.

 Đội Trưởng. 

Là người được chọn vì có khả năng và đức tính cần thiết, được huấn luyện trước khi trao trách nhiệm coi một đội. Lo điều khiển chung mọi công việc trong đội (dạy phong trào, chuyên môn, phân chia công tác) Thúc giục đội viên đi sinh hoạt đầy đủ và thi hành nhiệm vụ chu đáo. 

 Đội Phó. 

Vì Đội Trưởng không thể làm tất cả mọi việc nên cần có Đội Phó giúp. Đội Phó cũng được huấn luyện như Đội Trưởng, vì sẽ thay Đội Trưởng điều khiển Đội khi Đội trưởng vắng mặt. Giúp đội trưởng trông coi đội và điều khiển đội khi đội trưởng vắng mặt - Huấn luyện đội viên mới trong đội.

 Đội Viên .

- Nhiệm vụ của thư ký : Giữ sổ điểm danh của đội và báo cáo  cho thư ký chi đoàn hàng tuần - Giữ Bó Hoa Thiêng của đội và báo cáo cho chi Đoàn Trưởng cuối tháng.

- Nhiệm vụ của thủ quỹ : Thu tiền quỹ đội hàng tuần và nộp cho thủ quỹ chi đoàn - Giữ sổ thu chi của đội.

- Nhiệm vụ quản trò : Tìm trò chơi, băng reo, vũ điệu, kịch, tìm bài hát mới cho đội.

- Nhiệm vụ kỷ luật : Giữ trật tự cũng như thay mặt trưởng kỷ luật Đội viên vi phạm điều luật

- Nhiệm vụ liên lạc : Chuyển văn thư, thông tin cho đội viên, lưu trữ báo chí.

- Nhiệm vụ quản bếp :Lo bữa ăn khi đi trại, giữ gìn dụng cụ bếp.

- Nhiệm vụ y tế  : Lo thuốc men khi đi trại, biết sử dụng những thuốc thông thường và băng.

- Nhiệm vụ kỹ thuật : Lo lều cổng, kỹ thuật khi đi trại, biết nút dây.

 Trong việc huấn luyện đội viên, thường Đội Trưởng lo cho các đội viên đã tuyên hứa hay khá. Đội Phó lo cho các đội viên mới hay còn kém. 

 

 

Tóm lại, Đội tiến nhiều hay ít là do tinh thần của Đội Trưởng và Đội Phó cùng với các Đội Viên biết hợp nhất để giúp Đội tiến.

 

II. TINH THẦN ĐỘI

Muốn cho đội tiến, người đội trưởng phải biết tạo tinh thần cho các đội viên. Sau đây là những cách tao tinh thần đội: 

1. Nêu Cao Uy Tín Đội 

Người Đội Trưởng phải biết giữ kỷ luật, kỷ luật tự giác. Tránh làm điều xấu mang tiếng cho mình và cho đội của mình. 

2. Gây Thân Mật Giữa Đội Viên 

Đội phải như là một gia đình trong đó mọi người thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, kính trọng nhau. 

3. Mọi Việc Đều Có Tổ Chức 

Muốn thành công cần phải chuẩn bị mọi việc, nghiên cứu kỹ càng, rổi tìm giải pháp thực hiện, chia công tác rõ ràng, rồi tất cả cùng quyết chí thực hiện. 

4. Gây Bầu Khí Vui Vẻ 

Khi mọi người vui vẻ thì các công việc được thức hiện nhanh chóng. Do đó, người Đội Trưởng cần giữ bầu khí vui vẻ trong đội. 

5. Công Bằng Và Thực Tâm 

Khi mọi người chia sẻ công việc đồng đều thì sẽ dễ dàng làm việc và có thực tâm thì mọi người sẽ tôn trọng lẫn nhau, giúp nhau thăng tiến. 

1. Đội trưởng có toàn quyền

2. Đội viên nên tuân phục 

3. Hiểu biết trách nhiệm của mình 

4. Làm việc tự nguyện và kỷ luật, không gò ép 

5. Tinh thần đoàn kết, xây dựng.