1. Ðịnh Nghĩa/ Nguồn Gốc
- Ngay từ thời thượng cổ, người ta đã dùng nhiều cách để truyền tin cho nhau, chẳng hạn Người Da Ðỏ ở Bắc Mỹ đã dùng khói lửa để truyền tin.
- Đến năm 1835, ông Morse khám phá ra một cách truyền tin mơí và có tính cách khoa học hơn, đó là phép truyền tin bằng mật mã Morse.
- Qua mật mã Morse các “Thư Tín” có thể gởi đi bằng nhiiều dụng cụ khác nhau, chẳng hạn như khói lửa, đèn pin và máy điện tín.
- Trong máy điện tín, cái chìa khóa được đánh lên- đánh xuống, tạo nên những tín hiệu bằng Ðiện, những tín hiệu điện này được gởi đi qua đường dây thép, và từ đó người nhân có thể chuyển ra “Thơ Tin”.
- Mật mã Morse rất được thịnh hành vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, đặc biệt đã gây ảnh hưởng rất lớn trong các cuộc chiến vào thời đó, như Nội Chiến Mỹ Quốc, chiến tranh Nhật Bản và Liên Xô.
- Ngày nay, do các cuộc phát minh khoa học ngày càng tân tiến, như điện tiến viễn thông, mật mã Morse không còn được thịnh hành, thay vào đó Morse được dùng trong việc giải trí và trong các trò chơi…
2. Bảng Mật Mã Morse :
3. Morse Trong Sinh Hoạt
· Truyền tin là một trong các môn không thể thiếu trong sinh hoạt trại, sa mạc huấn luyện, hành trình sa mạc, trò chơi lớn...
· Trong sinh hoạt PT/ TNTT, mật mã Morse được dùng liên lạc khi ở xa tầm tiếng nói, hay mắt nhìn; chẳng hạn khi tập họp Ðoàn Sinh và đặc biệt trong Hành Trình Sa Mạc
· Ðặc điểm của mật mã Morse là để luyện tinh thần đồng đội; cùng học, cùng chơi, cùng truyền tin.
· Morse cũng dạy tính cần cù nhẫn nại mà các đoàn sinh cần tập luyện.
4. Cách Dùng Mật Mã Morse
- Mật mã Morse có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, thí dụ như bằng còi, tù và hay kèn; bằng cờ, đèn hoặc khói .. .. v .v
- Tuy nhiên, mặc dù được sử dụng dưới mọi hình thức nào, mật mã Morse đều có Quy Luật
như sau:
Cái Chấm (tích) là 1 Ðơn Vị Dài và . . Cái Nét (tè) bằng 3 đơn vị Chấm. (Thí dụ khi thổi Tích bằng 1 giây, … … thì Tè phải được thổi 3 giây ).
Khoảng trống giữa Tích và Tè, trong một Chữ thì bằng 1 Tích (thí dụ . . . thổi mẫu tự A ) dài – 1g (1g) 3g .
Khoảng trống giữa các Chữ trong một Danh Từ thì bằng 3 Tích (thí dụ . . . thổi AN – A (3g) N )
Và khoảng trống giữa các Danh Từ bằng 7 Tích .
· sau đây là thí dụ một vài cách mà Truyền Tin bằng Mật Mã Morse đang được dùng trong Sinh Hoạt PT/TNTT :
A/ Bằng Còi, Tù Và hay Kèn – Tích (.) thổi 1 tiếng ngắn và Tè (-) thổi 1 tiếng dài. Lối này dùng rất nhiều tuy nhiên có khuyết điểm là người nhận đi qúa xa hoặc ngược gió.
B/ Bằng Cờ cầm cờ trên tay hoặc kéo cờ lên xuống trên cột cao.
–- đánh 1 cờ ngang vai là Tích, đánh 2 cờ là Tè.
–- kéo 1 mầu cờ lên là Tích, kéo mầu khác là Te.ợ
– kiểu này tuy chậm và mệt, nhưng có vài lợi điểm : có thể truyền đi xa hơn âm thanh, hoặc đúng chiều gió vẫn tốt.
C/ Bằng Ðèn – một chớp nhanh là Tích, một chớp lâu gấp 3 lần là Tè (kiểu chơi này tiện về ban đêm và có sự yên tĩnh).
D/ Bằng Khói – dùng chăn, mền ướt đốt lên sẽ có khói đẹp. Truyền tin bằng cách lấy màn che khói, kéo lên rồi hạ xuống ngay là Tích (.); kéo lên để lâu gấp 3 rồi hạ xuống là Tè (-).
5. Cách Học Mật Mã Morse
· Mật mã Morse thường được ví dụ như một thứ Ngôn Ngữ, cho nên khi học 1 Ngôn Ngữ mới nào chúng ta cần phải có sự nhẫn nại và luôn thực tập những điều mình học.
· Sau đây là một vài cách học mật mã Morse mà chúng ta có thể dùng :
1. Âm Thanh – cách học nhanh chóng nhất là dùng âm thanh, thí dụ còi, tiếng động hay máy đánh Morse; người nọ đánh, người kia nhận. Khi mới bắt đầu hãy theo nhịp từ chậm đến nhanh.
2. Viết – ta mở bất cứ trang sách nào rồi dịch và biên lên giấy; sau vài 3 ngày, lấy ra dịch ngược lại. Cứ làm thế sẽ thành thạo một cách nhanh chóng.
3. Chia bảng Mật Mã Morse thành những khuôn-mẫu (patterns), sẽ giúp nhớ các mẫu tự nhanh hơn.
Thí dụ chia theo từ Tích và Tè – E = . T = – I = .. M = – - S = … O = – - -